Rất nhiều phụ huynh tìm kiếm lời khuyên về cách nuôi dạy con cái từ những bậc cha mẹ khác hoặc từ người lớn tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời khuyên đó đều còn giá trị.
1. Con cái phải luôn được vui vẻ, hạnh phúc
Việc đảm bảo con trẻ luôn được vui vẻ, hạnh phúc là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nuôi dạy con bạn biết và hiểu về những cảm xúc khác còn quan trọng hơn nhiều. Bởi nó sẽ giúp trẻ có một cuộc sống phong phú hơn, ít nhàm chán hơn. Ngoài ra, còn một lợi ích đặc biệt khác là con bạn sẽ biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong đời thực hơn nếu trẻ hiểu rõ thế nào là buồn bã, giận dữ, chán chường…
Hãy đảm bảo con bạn có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng cũng đừng biến đây là ưu tiên cao nhất và duy nhất của bạn.
2. Luôn đồng ý với con
Đặt ra những giới hạn giúp trẻ hiểu về hậu quả từ những hành động của mình cũng như cho trẻ cảm nhận về cách thức mọi việc diễn ra trên thế giới này.
Đừng để người khác đánh giá, bình phẩm về bạn chỉ bởi vì bạn không cho phép con tham gia chuyến dã ngoại cùng lớp do trước đó con làm gì đó sai. Đặt ra các giới hạn là việc rất quan trọng mà bạn nên dạy con từ sớm và đảm bảo để con biết cách vừa tuân thủ vừa tôn trọng các quy tắc đã đề ra.
3. Nuôi dạy con phải có một chiến lược tốt
Tất nhiên, việc có một chiến lược làm cha mẹ sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nhưng nó thực sự không bao quát được toàn bộ tình huống và các vấn đề mà cha mẹ có thể tự tìm thấy mình trong đó.
Thay vì tập trung vào các chiến lược, kế sách, bạn hãy dồn tâm sức vào cách tư duy cụ thể của công việc làm cha mẹ. Ngay cả khi bạn làm theo tất cả những cuốn sách dạy làm cha mẹ tốt nhất trên thế giới, nhưng lại không có cách tư duy phù hợp, nó cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn vì bạn đâu có đặt toàn bộ trái tim mình vào đó.
Hãy tự tin, đừng vô lý chỉ trích bản thân. Nếu bạn đưa ra một quyết định cho gia đình, hãy kiên định về nó. Các con bạn sẽ học theo thái độ tự tin của bạn và chúng sẽ mang theo đức tính tuyệt vời ấy suốt phần đời còn lại của mình. Nuôi dạy con cái về cơ bản chính là có một cách tư duy phù hợp.
4. Không bao giờ tranh cãi trước mặt con
Cha mẹ cũng phạm sai lầm. Đó là lý do tại sao bạn không nên che giấu các cuộc tranh cãi của mình trước con cái. Trẻ có thể cảm thấy buồn hoặc thất vọng khi chứng kiến cảnh cha mẹ cãi cọ. Nhưng nếu bạn và chồng/vợ bạn giải quyết mâu thuẫn đó thông qua lối tranh luận bình tĩnh, tôn trọng đối phương, nó sẽ giúp dạy cho con bạn cách ứng phó với xung đột trong cuộc sống.
Tuy nhiên, điều quan trọng là đặt ra giới hạn cho một số cuộc tranh cãi. Bạn không bao giờ nên làm tổn thương đối phương cũng không nói điều gì khiến họ tổn thương về mặt cảm xúc. Bạn cũng không nên “chuyện nọ xọ chuyện kia” – tranh cãi với chồng/vợ nhưng lại tiện thể chỉ trích cả con cái ngay trước mặt trẻ bởi vì nó sẽ gây ra những cảm xúc tiêu cực với con.
Hãy luôn tôn trọng và yêu thương – những cuộc tranh cãi lành mạnh là một phần không thể thiếu của mọi mối quan hệ.
5. Nổi giận với con khiến bạn trở thành cha mẹ tồi
Hãy đối diện với thực tế này, cuối cùng bạn cũng sẽ không giữ nổi bình tĩnh và phát khùng lên với các con. Tuy nhiên, nổi giận với con không nhất thiết làm cho bạn trở thành một người cha, người mẹ tồi tệ.
Điều đó đơn giản chỉ có nghĩa là bạn cũng là con người. “Mất kiểm soát” trong những vấn đề liên quan tới con cái là một phần của hành trình làm cha mẹ. Nếu bạn vô tình quát mắng con bởi vì chúng làm nhà cửa bừa bộn hay do làm vỡ một chiếc bình quý, điều đó cũng bình thường thôi. Chỉ cần nhớ rằng, hãy trò chuyện với con, xin lỗi vì hành động nóng giận của bạn và ôm con sau đó.
Nói “xin lỗi” với con trẻ có thể rất khó nhưng con bạn sẽ luôn đánh giá bạn rất cao nếu bạn làm được điều đó. Đây cũng là cơ hội để bạn dạy trẻ một bài học giá trị về sự khiêm tốn, nhún nhường.
Nguồn: Internet
Rất nhiều phụ huynh tìm kiếm lời khuyên về cách nuôi dạy con cái từ những bậc cha mẹ khác hoặc từ người lớn tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả những lời khuyên đó đều còn giá trị.
1. Con cái phải luôn được vui vẻ, hạnh phúc
Việc đảm bảo con trẻ luôn được vui vẻ, hạnh phúc là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nuôi dạy con bạn biết và hiểu về những cảm xúc khác còn quan trọng hơn nhiều. Bởi nó sẽ giúp trẻ có một cuộc sống phong phú hơn, ít nhàm chán hơn. Ngoài ra, còn một lợi ích đặc biệt khác là con bạn sẽ biết cách xử lý những tình huống xảy ra trong đời thực hơn nếu trẻ hiểu rõ thế nào là buồn bã, giận dữ, chán chường…
Hãy đảm bảo con bạn có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng cũng đừng biến đây là ưu tiên cao nhất và duy nhất của bạn.
2. Luôn đồng ý với con
Đặt ra những giới hạn giúp trẻ hiểu về hậu quả từ những hành động của mình cũng như cho trẻ cảm nhận về cách thức mọi việc diễn ra trên thế giới này.
Đừng để người khác đánh giá, bình phẩm về bạn chỉ bởi vì bạn không cho phép con tham gia chuyến dã ngoại cùng lớp do trước đó con làm gì đó sai. Đặt ra các giới hạn là việc rất quan trọng mà bạn nên dạy con từ sớm và đảm bảo để con biết cách vừa tuân thủ vừa tôn trọng các quy tắc đã đề ra.
3. Nuôi dạy con phải có một chiến lược tốt
Tất nhiên, việc có một chiến lược làm cha mẹ sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nhưng nó thực sự không bao quát được toàn bộ tình huống và các vấn đề mà cha mẹ có thể tự tìm thấy mình trong đó.
Thay vì tập trung vào các chiến lược, kế sách, bạn hãy dồn tâm sức vào cách tư duy cụ thể của công việc làm cha mẹ. Ngay cả khi bạn làm theo tất cả những cuốn sách dạy làm cha mẹ tốt nhất trên thế giới, nhưng lại không có cách tư duy phù hợp, nó cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn vì bạn đâu có đặt toàn bộ trái tim mình vào đó.
Hãy tự tin, đừng vô lý chỉ trích bản thân. Nếu bạn đưa ra một quyết định cho gia đình, hãy kiên định về nó. Các con bạn sẽ học theo thái độ tự tin của bạn và chúng sẽ mang theo đức tính tuyệt vời ấy suốt phần đời còn lại của mình. Nuôi dạy con cái về cơ bản chính là có một cách tư duy phù hợp.
4. Không bao giờ tranh cãi trước mặt con
Cha mẹ cũng phạm sai lầm. Đó là lý do tại sao bạn không nên che giấu các cuộc tranh cãi của mình trước con cái. Trẻ có thể cảm thấy buồn hoặc thất vọng khi chứng kiến cảnh cha mẹ cãi cọ. Nhưng nếu bạn và chồng/vợ bạn giải quyết mâu thuẫn đó thông qua lối tranh luận bình tĩnh, tôn trọng đối phương, nó sẽ giúp dạy cho con bạn cách ứng phó với xung đột trong cuộc sống.
Tuy nhiên, điều quan trọng là đặt ra giới hạn cho một số cuộc tranh cãi. Bạn không bao giờ nên làm tổn thương đối phương cũng không nói điều gì khiến họ tổn thương về mặt cảm xúc. Bạn cũng không nên “chuyện nọ xọ chuyện kia” – tranh cãi với chồng/vợ nhưng lại tiện thể chỉ trích cả con cái ngay trước mặt trẻ bởi vì nó sẽ gây ra những cảm xúc tiêu cực với con.
Hãy luôn tôn trọng và yêu thương – những cuộc tranh cãi lành mạnh là một phần không thể thiếu của mọi mối quan hệ.
5. Nổi giận với con khiến bạn trở thành cha mẹ tồi
Hãy đối diện với thực tế này, cuối cùng bạn cũng sẽ không giữ nổi bình tĩnh và phát khùng lên với các con. Tuy nhiên, nổi giận với con không nhất thiết làm cho bạn trở thành một người cha, người mẹ tồi tệ.
Điều đó đơn giản chỉ có nghĩa là bạn cũng là con người. “Mất kiểm soát” trong những vấn đề liên quan tới con cái là một phần của hành trình làm cha mẹ. Nếu bạn vô tình quát mắng con bởi vì chúng làm nhà cửa bừa bộn hay do làm vỡ một chiếc bình quý, điều đó cũng bình thường thôi. Chỉ cần nhớ rằng, hãy trò chuyện với con, xin lỗi vì hành động nóng giận của bạn và ôm con sau đó.
Nói “xin lỗi” với con trẻ có thể rất khó nhưng con bạn sẽ luôn đánh giá bạn rất cao nếu bạn làm được điều đó. Đây cũng là cơ hội để bạn dạy trẻ một bài học giá trị về sự khiêm tốn, nhún nhường.
Nguồn: Internet