So sánh sản phẩm
Contact Us: info@yoursite.com | Call Us +1 800 245 39 25

    Dạy con ứng phó với bạn xấu

    Ngày đăng : 15:51:03 29-03-2018
    Trẻ em CẦN được ăn, ngủ, chơi đùa, được chăm sóc về dinh dưỡng, y tế, học hành. Để ĐỦ thì trẻ phải được khích lệ, tôn trọng, yêu thương, thông cảm và lắng nghe. Có vậy, đứa trẻ mới lớn lên hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần.
    Tâm lý con trẻ thường rất thích được khen và “kị” những lời chê bai, trách phạt. Cha mẹ khen để giúp các bé phát huy những điểm tốt và phạt để bé ngoan hơn, tự giác hơn. Thế nhưng khen con quá nhiều chưa chắc đã tốt, phạt con thật nặng chưa hẳn là hay.
     
    Ba phong cách dạy con:
    1.    Cha mẹ tâm lý: biết linh hoạt và hợp tác với con trong việc giáo dục. Đây là mẫu phụ huynh dạy con hiệu quả nhất.
    2.    Cha mẹ độc đoán: có nhiều câu nói và hành vi áp đặt bất chấp nguyện vọng của con. Đây là hình thức kém hiệu quả nhất.
    3.    Cha mẹ nhu nhược: cho con cái quá nhiều tự do và quyền hạn, có thể dung túng cho thói xấu của con mà không phạt. Đây cũng là hình thức dạy con kém hiệu quả.
    Mỗi gia đình có cách giáo dục riêng nhưng đều cần biết cách “Khen trẻ đúng lúc, mắng đúng thời điểm và phạt hợp lý”.
    Khen thưởng cho hành vi tốt:
    Khi làm được việc tốt trẻ muốn được công nhận. Hãy khen ngợi và động viên con dù chỉ là con biết chào hỏi và “cám ơn – xin lỗi”, biết xếp quần áo gọn gàng hoặc khi con khoe đã rửa tay sạch, làm xong bài tập, phụ giúp việc nhà…
    Lời khen cần được thực hiện ngay tại chỗ và “khoe” với người xung quanh, khuyến khích họ cùng tham gia động viên trẻ. Con sẽ tự hào và vui như được nhận món quà. Không thổi phồng quá mức thành tích của con, làm như vậy lời khen của cha mẹ sau này sẽ mất tác dụng, chỉ khiến trẻ trở nên huênh hoang, tự cao, háo danh.
    Phần thưởng cho những cố gắng của con nên là cái mà trẻ MUỐN, chứ không phải cái trẻ CẦN. Không thưởng con dựa trên hành động mà dựa trên kết quả: “Con làm xong bài tập sẽ được đi chơi thêm nửa giờ”, “Con biết đạp xe thì sẽ tập bơi”, “Con thi tốt thì Hè sẽ ra biển nghỉ mát”…
    Không nên thưởng con vô tội vạ. Nếu làm việc gì cũng được khen tấm tắc và tặng quà, trẻ sẽ nhàm chán và tỏ ra thờ ơ, đồng thời liên tục “leo thang” đòi mua thêm những thứ mà trẻ thích.
    Tuyệt đối không “mua chuộc” con bằng tiền. Việc "thưởng nóng" sẽ ngầm tác động đến mục tiêu học tập của trẻ là vì tiền thưởng. Trẻ mất dần động cơ phấn đấu khi không nhận được món tiền như ý muốn, hoặc tiến tới "ra điều kiện" với cha mẹ: "Nếu không mua cho con cái này, con sẽ không làm cái kia.”
    .
    Kỷ luật cho những cái sai:
    Cha mẹ phải cho trẻ biết vì sao con bị phạt? Vì thế, trước đó phải xác định với trẻ những quy định cụ thể, cái gì được phép, cái gì không. Khi dạy con phải nhất quán, cùng một lỗi, không thể lần này bực thì phạt, lần khác vui thì bỏ qua. Nếu bố phạt con thì mẹ không được phản đối trước mặt trẻ. Cha mẹ cần làm gương và có uy tín với con, nếu không trẻ sẽ ấm ức và không “tâm phục khẩu phục”, dẫn tới có thái độ chống đối, thiếu lễ phép.
    Chỉ cho con biết các hậu quả liên quan trực tiếp với hành vi xấu, nói rõ lý do vì sao cha mẹ sử dụng “hình phạt” và cho phép con tự giác chọn “hình thức kỷ luật”. Phải “xử” ngay mới có tính răn đe, vì lứa tuổi tiểu học rất mau quên.
    Cấm túc, cách ly với mọi người một lúc (Time out): mỗi khi trẻ hư thì bắt vào góc đứng hoặc ngồi im lặng quay mặt vào tường. Dùng đồng hồ đếm giờ để báo hiệu khi nào hết giờ phạt. Nếu trẻ vùng vằng thì cha mẹ nói sẽ vặn đồng hồ thêm vài phút nữa hoặc cho trẻ vào phòng riêng.
    Tước đi một “đặc ân” nào đó: không được phép xem phim hoạt hình, nghe mẹ đọc truyện, đi nhà sách, mua đồ chơi…
    Làm việc để chuộc lỗi: rửa bát đĩa, dọn giường ngủ, xếp lại giá sách, lau nhà…
    Không “kể tội” và kể lể công lao với con, đứa trẻ không đòi có mặt trên đời, chính bố mẹ sinh con ra thì phải có trách nhiệm nuôi dưỡng. Không quát mắng trẻ ầm ĩ, sự nóng giận của cha mẹ đã không mang lại kết quả dạy dỗ con như mong muốn, mà còn khơi dậy trong trẻ cảm giác chán ghét gia đình.
    Hạn chế thấp nhất việc trừng phạt vào thân thể (đánh, trói, tát, bắt quỳ gối, bỏ đói…). Thực ra đánh đòn chỉ làm cho trẻ sợ và đề phòng chứ không giúp nó nhận ra lỗi lầm và muốn sửa chữa. Trái lại có thể khiến trẻ hung hăng hoặc trở nên chai lì, khó bảo hơn. Đánh đòn có thể trở thành mầm mống bạo lực, làm trẻ nghĩ rằng lớn lên sẽ được phép “vô tư” đánh đập những người mình yêu thương.
    Nguyên tắc:
    - Kết hợp nghiêm khắc và mềm mỏng, Chọn hình thức thưởng - phạt phù hợp tùy tình huống, mức độ hành vi, độ tuổi, tính khí từng trẻ.
    - Trong gia đình, trẻ cần phải biết nghe lời cả bố và mẹ. Đừng hạ uy tín của người kia cũng như bản thân: Mẹ đừng nói với con: "Chờ bố về, mẹ sẽ cho một trận!" bằng cách đó, mẹ đã vô tình hạ thấp bản thân. Hoặc bố gạt ngang: “Mẹ thì biết cái gì!” khiến con đâm nhờn với mẹ.
    - Nếu phụ huynh có sai lầm, biết xin lỗi và giải thích với con. Hãy cư xử theo cách cha mẹ muốn con cư xử với mình.
     
     
     
    KỸ NĂNG SNG CHO TR MM NON: KỸ NĂNG NG PHÓ VI BN XU
    Trang bị kỹ năng sống cho trẻ mầm non là điều vô cùng cần thiết giúp bé dễ dàng đối phó với những tình huống bất lợi một cách dễ dàng. Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện lạ hay nghi ngờ con gặp phải bạn xấu bắt nạt, trước hết bạn nên lắng nghe và tâm sự với con để tìm ra nguyên nhân và sự thật rồi hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ khi rơi vào trường hợp trên.
    Bởi bạn bè là một trong những nguyên tố có tác động rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay. Vì thế bố mẹ rất cần để trẻ tự lập và dạy trẻ kỹ năng sống để trẻ có thể dễ dàng nhận biết được bạn bè xung quanh và có cách ứng xử cho phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.
    Ngay từ xưa dân gian đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng!”. Sự phát triển của trẻ theo hướng tích cực hay tiêu cực chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phía bạn bè ở lớp, ở nhà.  Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không thể quan sát con mình mọi nơi mọi lúc để kịp thời chỉ dẫn cho con những điều sai đúng. Vì thế, hãy dành thời gian để quan tâm, chia sẻ cùng con và tập rèn luyện kỹ năng sống đối phó với những bạn bè chưa tốt.
    NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ KHI GẶP PHẢI BẠN XẤU
    Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện lạ hay nghi ngờ con gặp phải bạn xấu bắt nạt, trước hết bạn nên lắng nghe và tâm sự với con để tìm ra nguyên nhân và sự thật rồi hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ khi rơi vào trường hợp trên.
    Nếu là bạn xấu bắt nạt, bố mẹ nhắc con cảnh giác khi chơi với bạn và có những hành vi ứng xử phù hợp nếu bạn vẫn còn tiếp tục bắt nạt trong những lần tiếp theo. Trong trường hợp con bị ảnh hưởng từ bạn xấu những hành vi, lời nói chưa hay, chưa đẹp, phụ huynh hãy phân tích cho con hiểu vì sao không nên dùng những hành động, lời nói ấy hay tác hại của nó đối với người khác. Cũng có thể dạy trẻ nói lại với bạn xấu về điều này, để bạn cũng từ bỏ.
     
    Việc trang bị cho con cách tự mình ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp trẻ được biết về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học khi rời bậc mầm non.
    NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI DẠY TRẺ ỨNG PHÓ VỚI BẠN XẤU 
    Một vài điều lưu ý khi bố mẹ dạy kỹ năng sống về việc ứng phó với bạn xấu cho trẻ:
    - Áp đặt: Không nên có khuynh hướng áp đặt suy nghĩ của mình đối với trẻ, luôn nghĩ mình làm đúng mà không nghe lời giải thích của trẻ.
     
    - Tuyệt đối không dạy trẻ bằng hành vi bạo lực: Trẻ em có thể cảm thấy xấu hổ khi phải khóc lóc hoặc để bạn bắt nạt, vì thế đôi khi trẻ sẽ có những suy nghĩ chưa đúng hoặc mong muốn được “trả đũa” bạn xấu. Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ gây ra thêm nhiều rắc rối khó có thể lường trước được. Hãy dạy trẻ điều chỉnh hành vi theo hướng ôn hòa, tích cực.
    Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con cách giao kết với bạn bè và những kỹ năng sống cho trẻ em. Bố mẹ hãy giúp trẻ quan sát và phân biệt những người bạn tốt và chưa tốt, hay sắp xếp buổi gặp mặt của các phụ huynh với nhau để xây dựng tình bạn cho các con.
    LỚP HỌC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
    Hãy trang bị cho con của mình những kiến thức cơ bản về tự lập bằng cách tham gia các lớp học kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non chất lượng. Đây là cách dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ cơ bản nhất và hiệu quả nhất mà các nước Phương Tây thường áp dụng và đang dần hình thành phát triển ở các trường mầm non quốc tế ở Việt Nam.
    Việc cho con mình học kỹ năng sống để đối phó với các bạn xấu nói riêng và xử lý các tình huống khác nói chung là một việc hết sức cần thiết cho trẻ.
    NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ TIỂU HỌC KHI ỨNG PHÓ VỚI BẠN XẤU
    Việc trang bị kiến thức về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học khi ứng phó với bạn xấu thường được áp dụng ngay từ khi trẻ còn học ở khối mầm non nhằm giúp trẻ lường trước được các tình huống và có thể ứng phó một cách đơn giản.
    Chính vì vậy phụ huynh nên rèn luyện kỹ năng cho trẻ ngay từ những bước đi đầu tiên để trẻ có một vốn kiến thức và dễ dàng hơn khi ứng phó với những tình huống bất lợi xảy ra với bản thân trong tương lai.
                                                                                                    Nguồn: Sưu tầm
     
     
    Tags:
    0984593722

    Chat Facebook