Giúp con yêu lạc quan
Ngày đăng : 09:42:32 06-03-2024
Lạc quan, yêu đời trong cuộc sống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm stress, chống trầm cảm, tăng cường miễn dịch, giúp sống thọ…Vì vậy bố mẹ cần tạo dựng lòng tin, niềm lạc quan, yêu đời cho trẻ.
Lạc quan không phải là đặc tính “bẩm sinh” muốn tạo dựng cần thời gian, sự tự tin của bản thân và sự hỗ trợ của bố mẹ, gia đình. Niềm lạc quan giúp trẻ không thấy đó là thảm kịch khi có thất bại và hãy “vui thích” với những thành công trong cuộc sống.
– Tạo cho trẻ niềm tự tin
Nếu bạn là những bậc bố mẹ thì điều quan trọng là nên có những lời nói, động viên con trẻ vào những thời điểm thích hợp. Những câu nói như “Vì sao con thường bi quan, cáu gắt hay con là người luôn được nuông chiều…” điều đó đã tác động đáng kể đến nhân cách của chính đứa trẻ. Hãy tạo dựng niềm tin nơi trẻ, nên có những lời động viên an ủi để phần nào đem lại sự phấn khởi, giúp trẻ sửa chữa những khuyết điểm và hoàn thiện dần.
Theo Martin Seligman-Chủ tịch Hiệp hội Tâm Lý Mỹ thì không nên chỉ trích trẻ, điều này đôi khi gây nên trầm cảm, stress…. Điều quan trọng là không nên đánh mất niềm tin và đây là điều mà các bậc bố mẹ nên tránh!
– Thất bại không phải là thảm kịch!
Để tạo dựng niềm lạc quan nơi trẻ, nếu thành công đó là điều tuyệt vời, tuy vậy nếu thất bại thì đây là cơ hội để học hỏi thêm, ngay cả khi điều đó không như ý muốn của trẻ. Ở những trẻ có thái độ bi quan, khi có được những thành công trong học tập, trong công việc… đôi khi cho rằng đó là “kết quả”của sự may mắn, của ngẫu nhiên và trẻ lại “tưởng tượng” về sự thất bại có thể xảy ra trong tương lai! Nói chung trẻ thường tự đổ lỗi cho chính bản thân và không nhận ra những giá trị mà trẻ cố gắng nổ lực để có được. Để trẻ nhận ra những thất bại nhưng với niềm lạc quan thì các bậc cha mẹ nên nói cho trẻ biết rằng đó như là những “thách thức” trong cuộc sống và tương lai tốt đẹp vẫn còn phía trước, vậy hãy can đảm để tiến bước.
– Bố mẹ nên làm gì để tạo niềm lạc quan nơi trẻ
Là bố mẹ đôi khi bạn có quyền tự hào về những thành công mà con trẻ đạt được và giúp cho trẻ nhìn thấy những thất bại như là điều cần để học tập và sửa chữa. Có nhiều cách giúp trẻ có tinh thần lạc quan như tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc gần gũi với những người lạc quan yêu đời. Tuy vậy để không trở thành những người bi quan, hãy nên giúp trẻ thấy những đức tính tốt ở người lạc quan, động viên con trẻ nên tiếp xúc giao lưu với những người có suy nghĩ rằng khi họ giúp người nào thì như bản thân họ được hưởng điều tốt đẹp đó vậy!
Bạn nên dạy cho trẻ đừng bao giờ phạm lỗi có tính chất lập đi lập lại, có tính hệ thống. Nên có những lời giải thích để trẻ hiểu rằng trong quá trình sống và học tập dần dần con sẽ hiểu, sẽ nhận ra và có những thay đổi trong hành vi, trong thái độ rồi mọi điều dần dần sẽ tốt đẹp hơn lên!.
Hãy lạc quan yêu đời chứ đừng bao giờ nản lòng trước những thất bại, đừng bao giờ bi quan. Cuộc đời đang còn nhiều điều tốt đẹp phía trước và hãy nhớ rằng “Thất bại là mẹ thành công”.
Lạc quan, yêu đời trong cuộc sống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm stress, chống trầm cảm, tăng cường miễn dịch, giúp sống thọ…Vì vậy bố mẹ cần tạo dựng lòng tin, niềm lạc quan, yêu đời cho trẻ.
Lạc quan không phải là đặc tính “bẩm sinh” muốn tạo dựng cần thời gian, sự tự tin của bản thân và sự hỗ trợ của bố mẹ, gia đình. Niềm lạc quan giúp trẻ không thấy đó là thảm kịch khi có thất bại và hãy “vui thích” với những thành công trong cuộc sống.
– Tạo cho trẻ niềm tự tin
Nếu bạn là những bậc bố mẹ thì điều quan trọng là nên có những lời nói, động viên con trẻ vào những thời điểm thích hợp. Những câu nói như “Vì sao con thường bi quan, cáu gắt hay con là người luôn được nuông chiều…” điều đó đã tác động đáng kể đến nhân cách của chính đứa trẻ. Hãy tạo dựng niềm tin nơi trẻ, nên có những lời động viên an ủi để phần nào đem lại sự phấn khởi, giúp trẻ sửa chữa những khuyết điểm và hoàn thiện dần.
Theo Martin Seligman-Chủ tịch Hiệp hội Tâm Lý Mỹ thì không nên chỉ trích trẻ, điều này đôi khi gây nên trầm cảm, stress…. Điều quan trọng là không nên đánh mất niềm tin và đây là điều mà các bậc bố mẹ nên tránh!
– Thất bại không phải là thảm kịch!
Để tạo dựng niềm lạc quan nơi trẻ, nếu thành công đó là điều tuyệt vời, tuy vậy nếu thất bại thì đây là cơ hội để học hỏi thêm, ngay cả khi điều đó không như ý muốn của trẻ. Ở những trẻ có thái độ bi quan, khi có được những thành công trong học tập, trong công việc… đôi khi cho rằng đó là “kết quả”của sự may mắn, của ngẫu nhiên và trẻ lại “tưởng tượng” về sự thất bại có thể xảy ra trong tương lai! Nói chung trẻ thường tự đổ lỗi cho chính bản thân và không nhận ra những giá trị mà trẻ cố gắng nổ lực để có được. Để trẻ nhận ra những thất bại nhưng với niềm lạc quan thì các bậc cha mẹ nên nói cho trẻ biết rằng đó như là những “thách thức” trong cuộc sống và tương lai tốt đẹp vẫn còn phía trước, vậy hãy can đảm để tiến bước.
– Bố mẹ nên làm gì để tạo niềm lạc quan nơi trẻ
Là bố mẹ đôi khi bạn có quyền tự hào về những thành công mà con trẻ đạt được và giúp cho trẻ nhìn thấy những thất bại như là điều cần để học tập và sửa chữa. Có nhiều cách giúp trẻ có tinh thần lạc quan như tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc gần gũi với những người lạc quan yêu đời. Tuy vậy để không trở thành những người bi quan, hãy nên giúp trẻ thấy những đức tính tốt ở người lạc quan, động viên con trẻ nên tiếp xúc giao lưu với những người có suy nghĩ rằng khi họ giúp người nào thì như bản thân họ được hưởng điều tốt đẹp đó vậy!
Bạn nên dạy cho trẻ đừng bao giờ phạm lỗi có tính chất lập đi lập lại, có tính hệ thống. Nên có những lời giải thích để trẻ hiểu rằng trong quá trình sống và học tập dần dần con sẽ hiểu, sẽ nhận ra và có những thay đổi trong hành vi, trong thái độ rồi mọi điều dần dần sẽ tốt đẹp hơn lên!.
Hãy lạc quan yêu đời chứ đừng bao giờ nản lòng trước những thất bại, đừng bao giờ bi quan. Cuộc đời đang còn nhiều điều tốt đẹp phía trước và hãy nhớ rằng “Thất bại là mẹ thành công”.
Nguồn: Internet.