So sánh sản phẩm
Contact Us: info@yoursite.com | Call Us +1 800 245 39 25

    Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động hàng ngày

    Ngày đăng : 10:39:11 11-04-2023
     
         Giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non là nhiệm vụ quan trọng của cơ sở giáo dục và cả các bậc phụ huynh. Bởi lứa tuổi mầm non được xem là nền móng phát triển nhân cách, đạo đức cho trẻ sau này. Do đó, cha mẹ hãy chú trọng việc giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày
    Tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non
         Giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nền tảng đạo đức sau này của trẻ. Trẻ được giáo dục tốt sẽ lớn lên với những giá trị tốt đẹp nói chung và giá trị truyền thống của Việt Nam nói riêng như biết kính trên nhường dưới, hòa thuận, tôn trọng, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, anh em; thủy chung, nghĩa tình, biết yêu thương đùm bọc đồng bào, biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh; hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động… Khoa học tâm lý đã khẳng định, quá trình phát triển đạo đức sau này của trẻ mang rõ dấu ấn tuổi thơ. Đây cũng là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên của nhân cách. Chính vì thế, cha mẹ cần chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ trong giai đoạn mầm non ngay từ trong các hoạt động thường ngày của gia đình. 
    Phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non
    Giáo dục trẻ thông qua việc sinh hoạt hàng ngày
         Thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ có thể giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non với nhiều đức tính tốt như biết chào hỏi, lễ phép “dạ thưa” với người lớn, giữ lời hứa, biết quan tâm đến mọi người xung quanh, rèn luyện tính kỷ luật luôn đúng giờ,… Ngoài ra, cha mẹ cũng dạy trẻ biết nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ người khác như nhường chỗ trên xe buýt cho người lớn tuổi, phụ nữ mang thai… trong các hoạt động hàng ngày.
    Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động vui chơi
         Trong quá trình vui chơi, trẻ và bạn bè sẽ thường xảy ra những tình huống như tranh giành đồ chơi, đánh nhau… Đây cũng chính là cơ hội để cha mẹ và thầy cô, giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. Cha mẹ và thầy cô có thể dạy trẻ biết cách sẻ chia, hòa đồng với bạn bè như giải thích với trẻ rằng việc tranh giành đồ chơi với bạn là không nên, con có thể để bạn chơi trước, sau đó đến lượt mình và các lần tiếp theo thì con chơi trước sau đó đến lượt bạn.
    Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động học tập
         Chương trình học của trẻ ở bậc mầm non nên ưu tiên thực hành, trải nghiệm nhiều hình thức, nhiều phương tiện với những hoạt động linh hoạt, sáng tạo thông qua hình ảnh, video và các hoạt động ngoài trời như cắm trại, các hoạt động đội nhóm như kéo co, đá bóng… Thông qua đó, trẻ sẽ dần hình thành các kỹ năng, nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh. Trẻ cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng sống thiết thực như kỹ năng làm việc đội nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp…
    Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động lao động
         Việc tham gia các hoạt động lao động vừa sức cũng là cách giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. Do đó, cha mẹ nên thường xuyên cho con tham gia vào các công việc trong gia đình như tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi, lau bụi bẩn trên bàn, phụ cha mẹ dọn dẹp chén đĩa sau bữa ăn,… Quá trình này giúp con dần hình thành phẩm chất cần cù, chăm chỉ, tự giác và có tinh thần trách nhiệm. Đồng thời việc tự hoàn thành các công việc được giao trẻ cũng sẽ thấy tự tin hơn về bản thân mình.
    Cha mẹ làm gương sáng để trẻ noi theo
         Trẻ có khả năng bắt chước rất nhanh và những hành động cư xử của người lớn có thể để lại vết hằn sâu sắc trong tâm trí của mỗi đứa trẻ. Vì vậy, ngoài việc áp dụng các phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non, bản thân cha mẹ cũng phải là tấm gương sáng để con noi theo. Cụ thể, cha mẹ cần cư xử khéo léo, lịch sự với mọi người xung quanh, tuân thủ đúng luật lệ, quy định, quan tâm và thường xuyên thăm hỏi ông bà,… 

    Nguồn tin: Internet
     
    Tags:
    0984593722

    Chat Facebook